Nghiên cứu đa dạng sinh học côn trùng nước và đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội

Điều tra thu thập mẫu vật ở các loại thủy vực ở Vườn quốc gia Ba Vì. Định lại toàn bộ mẫu vật thu được đến các taxon. Xác định lại các taxon của các bộ côn trùng nước: bộ phù du, chuồn chuồn, bộ cánh nửa, bộ hai cánh, bộ cánh cứng, cánh rộng , … Xác định lại một số chỉ số chính lien quan đến đa dạng sinh học côn trùng nước. Xác định taxon mới, đặc biệt là các loài mới bổ sung cho Việt Nam. Xác định phân bố của loài, nhóm theo sinh cảnh, độ cao. So sánh sự phân bố của các nhóm theo độ cao, sinh cảnh. Nghiên cứu các nhóm dinh dưỡng chức năng. Xác định loài đặc hữu. Đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học Côn trùng nước ở Vườn quốc gia Ba Vì. Các kết quả đạt được: Kết quả phân tích mẫu vật thu được tại VQG Ba Vì đã xác định được 254 loài thuộc 198 giống, 80 họ của 9 bộ côn trùng nước, trong đó bộ cánh cứng có số loài lớn nhất với 49 loài chiếm 19,3% tổng số loài thu được, loài đứng thứ hai là bộ Phù du chiếm 16,9%, tiếp đến là bộ cánh cứng chiếm 16,6%, …; Kết quả phân tích định lượng thu được 2798 cá thể, trong đó bộ Phù du có số lượng cá thể nhiều nhất với 46,5%, bộ Cánh cứng và Hai cánh có số cá thể tương đương nhau chiếm 17,9%, … ; So sánh số lượng loài côn trùng nước ở ba dạng sinh cảnh cho thấy sự khác biệt về số lượng loài giữa ba dạng sinh cảnh: sinh cảnh 1 (suối trong rừng tự nhiên thu được 182 loài), sinh cảnh 2 (suối chịu tác động của các hoạt động du lịch thu được 172 loài), sinh cảnh 3 (suối chịu tác động của các hoạt động nông nghiệp chỉ xác định được 77 loài); So sánh về mật độ cá thể thu được kết quả: sinh cảnh 2 là cao nhất với 15,4 cá thể/0,25m2, tiếp đến là sinh cảnh 3 với 8,1 cá thể/0,25m2 và thấp nhất là sinh cảnh 1 với 5,3 cá thể/0,25m2; Căn cứ vào các chỉ số đa dạng sinh học cho thấy mức độ đa dạng sinh học của côn trùng nước ở ba khu vực nghiên cứu là tốt, tuy nhiên chỉ số đa dạng khác nhau đối với từng sinh cảnh; Kết quả phân tích tỷ lệ của nhóm dinh dưỡng chức năng: hầu hết các nhóm là nhai nghiền, ăn thịt, ăn lọc tầng đáy và ăn nạo có tỷ lệ cao nhất ở sinh cảnh 1, giảm xuống ở sinh cảnh 2 và thấp nhất ở sinh cảnh 3; Kết quả phân tích cho thấy chỉ số tương đồng giữa ba dạng sinh cảnh không cao. Chỉ số tương đồng giữa sinh cảnh 1 và sinh cảnh 2 là cao nhất bằng 0,64, chỉ số tương đồng giữa sinh cảnh 1 và sinh cảnh 3 là thấp nhất bằng 0,4 còn chỉ số tương đồng giữa sinh cảnh 2 và sinh cảnh 3 là 0,47; Đã xác định được 10 loài là đặc hữu ở Việt Nam trong đó có 6 loài thuộc bộ cánh nửa, bốn loài thuộc bộ Phù du; Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học côn trùng nước tại vườn quốc gia Ba Vì....


Title: Nghiên cứu đa dạng sinh học côn trùng nước và đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội : Đề tài NCKH. QG-11-19
Authors: Nguyễn, Văn Vịnh
Nguyễn, Xuân Quýnh
Trần, Anh Đức
Cao, Thị Kim Thu
Keywords: Đa dạng sinh học
Côn trùng nước
Vườn quốc gia Ba Vì
Issue Date: 2013
Publisher: H. : ĐHQGHN
Description: 72 tr.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23056
Appears in Collections:Đề tài cấp ĐHQGHN và Quốc gia (LIC)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chu kỳ trầm tích

Bảo tồn di sản văn hóa qua ba lần tu bổ di hài các vị thiền sư ở Chùa Đậu (Hà Tây), Chùa Phật Tích và Chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh

Trách nhiệm pháp lý của viên chức – qua thực tiễn Thành phố Hà Nội: Luận văn ThS. Luật: 603801